hưu trí vững nghiệp

Phúc lợi tốt, gắn kết bền

Xu hướng triển khai ở một số nước trên thế giới

Thực tiễn bảo hiểm hưu trí tại Việt Nam

Theo thống kê, hiện có khoảng 80 nước trên thế giới, ngoài tầng thứ nhất (hưu trí cơ bản bắt buộc) đã triển khai tầng thứ 2 (bảo hiểm hưu trí bổ sung). Tại Việt Nam, loại hình bảo hiểm này mới bắt đầu được triển khai và còn chưa được biết tới rộng rãi trên khắp thị trường.

Việt Nam đang có khoảng 10,6 triệu người tham gia bảo hiểm hưu trí bắt buộc, nên lương hưu hiện nay đang gắn rất chặt với quỹ bảo hiểm xã hội. Việc tăng lương hưu cùng mức với tăng lương tối thiểu chung đã tạo áp lực rất lớn cho ngân sách Nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội. Bên cạnh sức ép về ngân sách và quỹ bảo hiểm, bản thân các doanh nghiệp cũng có nhu cầu về bảo hiểm hưu trí tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu của người lao động và mong muốn ổn định bộ máy, thu hút nhân sự chất lượng cao. Thực tế đã có một số doanh nghiệp hình thành quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung cho lực lượng lao động của mình. 

Một điều tra gần đây của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đối với gần 700 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, có đến 70% doanh nghiệp được khảo sát mong muốn và sẵn sàng tham gia quỹ hưu trí bổ sung cho người lao động.

Chính vì vậy, triển khai cùng lúc nhiều loại hình bảo hiểm hưu trí khác nhau (bảo hiểm hưu trí bắt buộc, bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện và bảo hiểm hưu trí từ nguồn tiết kiệm - sản phẩm do các công ty bảo hiểm nhân thọ cung cấp) là một xu thế phát triển tất yếu. Để góp phần thúc đẩy quá trình cải cách tiền lương cũng như  thực hiện chiến lược an sinh xã hội, Nhà nước đã có định hướng khuyến khích phát triển bảo hiểm hưu trí tự nguyện với việc ban hành Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Thông tư 115/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc triển khai bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện. Sự ra đời của hành lang pháp lý này sẽ giúp  Việt Nam nhanh chóng hòa nhập với xu hướng phổ biến trên thế giới. Đó là thu nhập của người về hưu từ hưu trí cơ bản sẽ giảm dần và thu nhập từ hưu trí bổ sung sẽ tăng dần khi nền kinh tế phát triển.

Đặc trưng và Quyền lợi của Sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Theo quy định chung, doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động thiết kế sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyên nhưng phải đảm bảo đủ quyền lợi hưu trí định kỳ, quyền lợi bảo hiểm rủi ro và các quyền lợi bổ trợ khác.

- Đối với quyền lợi hưu trí định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm:

+ Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi người được bảo hiểm tử vong hoặc tối thiểu 15 năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

+ Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về mức hưởng quyền lợi hưu trí mỗi kỳ, số kỳ nhận quyền lợi hưu trí;

+ Tính lãi tích lũy từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho bên mua bảo hiểm, nhưng không thấp hơn lãi suất đầu tư cam kết tối thiểu thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

- Đối với quyền lợi bảo hiểm rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm tối thiểu các quyền lợi sau:

+ Quyền lợi trợ cấp mai táng: Khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong, bất kể thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả ngay khoản trợ cấp mai táng cho người thụ hưởng số tiền theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;

+ Quyền lợi bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn: Khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm; Bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm và được điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

- Ngoài các quyền lợi bảo hiểm cơ bản, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể cung cấp thêm các quyền lợi bảo hiểm bổ trợ như:

+ Quyền lợi điều chỉnh mức hưởng quyền lợi hưu trí định kỳ;

+ Quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp;

+ Quyền lợi chăm sóc y tế;

+ Quyền lợi hỗ trợ nằm viện;

+ Quyền lợi bảo hiểm cho người phụ thuộc;

+ Quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo;

Năm 2015 đã đi qua gần nửa chặng đường, đã có một số doanh nghiệp chào bán sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện. Song thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng khi mà “dân số Việt Nam đang ngày một già đi”. Vì thế, “Ích nước, Lợi nhà” không chỉ là mục tiêu phấn đấu của sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện, mà còn là điểm đích hướng đến của quá trình xây dựng và phát triển hệ thống hưu trí tại Việt Nam./. 

Các tin khác